Lời Chúa: Mt 23, 27-32
Khi ấy, Đức Giêsu khiển trách các kinh sư và người Pharisêu rằng: “Khốn cho
các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người giống như mồ mả
tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi
thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài
thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và
gian ác! Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các
người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính. Các người
nói: “Nếu như chúng ta sống vào thời của tổ tiên, hẳn chúng ta đã không thông
đồng với các ngài mà đổ máu các ngôn sứ.” Như vậy, các người tự làm chứng rằng
các người đúng là con cháu của những kẻ đã giết các ngôn sứ. Thì các người đổ
thêm cho đầy đấu tội của tổ tiên các người đi!”
Suy niệm:
Ở xứ Paléttin, các ngôi mộ thường được quét vôi màu
trắng,
để
người Do thái dễ nhận ra và tránh xa.
Đặc
biệt trước lễ Vượt qua, mộ được quét vôi lại,
vì có
đông đảo khách hành hương tuốn về quê dự lễ.
Ai bất
cẩn đụng vào mộ là bị trở nên ô uế trong bảy ngày (Ds 19, 16).
Đối
với người Do thái, ngôi mộ là điều nên tránh,
vì bên
trong đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô nhơ (c. 27),
tuy
bên ngoài có vẻ sạch sẽ tốt đẹp.
Đức
Giêsu đã dám ví các kinh sư và người Pharisêu với ngôi mộ,
vì bên
ngoài họ có vẻ công chính trước mặt
người ta,
nhưng
bên trong thì đầy đạo đức giả và gian ác (c. 28).
Có sự
tương phản giữa cái có vẻ bên ngoài
và cái thực tế bên trong.
Bên
ngoài không diễn tả bên trong, nhưng làm hiểu sai cái bên trong.
Tất cả
nỗ lực của chúng ta là làm cho bên ngoài và bên trong nên một,
để ai
thấy bên ngoài của ta đều biết được điều sâu kín bên trong.
Đức Giêsu còn đề cập đến một sự giả hình khác (cc.
29-32),
đó là
việc các người Pharisêu xây mồ, tô mả cho các ngôn sứ thời xưa.
Họ
khẳng định mình không can dự vào tội giết các ngôn sứ của cha ông họ.
Tiếc
thay, họ lại can dự vào tội giết các ngôn sứ do Đức Giêsu sai đến,
qua đó
họ cho thấy mình đúng là người thuộc dòng dõi của cha ông,
Khi đọc toàn bộ chương 23 của Tin Mừng Mátthêu
về
những lời phê phán của Đức Giêsu đối với giới lãnh đạo tôn giáo,
chúng
ta có thể bị sốc, vì chúng quá nặng nề.
Liệu
Đức Giêsu hiền lành có nói nguyên văn những lời như thế không?
Điều
cần biết là không phải người Pharisêu nào cũng giả hình.
Có
nhiều người thực sự thánh thiện đạo đức,
và Đức
Giêsu đã có tương quan tốt với một số người trong nhóm.
Cũng
nên nhớ là Ngài không giảng cả chương 23 trong một lần,
nhưng
trong nhiều dịp khác nhau, và Mátthêu gom lại thành một chương.
Cuối
cùng không nên quên là hầu chắc giọng điệu gay gắt của chương này,
là do
có sự căng thẳng giữa Hội Thánh Chúa và Hội đường Do thái.
Vào
thời Mátthêu viết Tin Mừng này, có những Kitô hữu bị bách hại,
bị
đánh đòn, bị giết và đóng đinh bởi người Do thái (Mt 23, 34).
Bởi đó những lời của Đức Giêsu nhắm vào người Pharisêu
ngày xưa,
lại
trở thành lời nhắc nhở chúng ta hôm nay,
những
người sống trong Hội Thánh và những người lãnh đạo.
Thói
giả hình về đạo đức thời nào và ở đâu cũng có.
Nó tạo
ra một bầu khí dối trá trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.
Hội
Thánh vẫn muốn cho đọc bài Tin Mừng gây sốc này
vì các
Kitô hữu vẫn bị cám dỗ giữ đạo bên ngoài mà không sống đạo.
Thật
ra chúng ta chỉ có thể rao giảng Tin Mừng cho con người hôm nay
khi
những khoảng cách giữa lời nói và hành động được xóa bỏ,
khi
người ta thấy sự thống nhất trong lối sống của chúng ta,
khi
mọi mặt nạ được cởi ra, và sự thật được tỏ hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét