Được đem đi, bị bỏ lại
Lời Chúa:
Lc 17, 26-37
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Cũng như thời
ông Nôê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự
việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến
ngày ông Nôê vào tàu, và nạn hồng thủ ập tới, tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng
xảy ra giống như vậy trong thời ông Lót, thiên hạ ăn uống, mua bán, trồng trọt,
xây cất. Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Xơđom, thì Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm
sinh từ trờ đổ xuống tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng sẽ xảy ra như thế, ngày Con
Người được mặc khải. Ngày ấy, ai ở trên sân thượng mà đồ đạc ở dưới nhà, thì
đừng xuống lấy. Cũng vậy, ai ở ngoài đồng thì đừng quay trở lại. Hãy nhớ chuyện
vợ ông Lót. Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng
sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống. Thầy nói cho anh em biết: đêm ấy, hai
người đang nằm chung một giường, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị
bỏ lại. Hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, thì một người sẽ được đem đi,
còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người sẽ
được đem đi, còn người kia bị bỏ lại.” Các môn đệ lên tiếng hỏi Ðức Giêsu:
“Thưa Thầy, ở đâu vậy?” Người nói với các ông: “Xác nằm đâu, diều hâu tụ đó.”
Suy niệm:
Trong y học, có một hội chứng gọi là Brugada.
Hội chứng này thường gặp ở nơi nam
giới vùng Đông Nam Á.
Nó có thể gây tử vong bất thình
lình và nhanh chóng,
cho một người khi ngủ vào ban đêm,
dù trước đó anh vẫn khỏe mạnh.
Số người mắc hội chứng có tính di
truyền này hiện đang gia tăng.
Đến nay người ta vẫn chưa giải
thích được nguyên nhân gây bệnh.
Sống làm
người ở đời, con người phải đương đầu với bao bất ngờ.
Những điều tưởng như không thể nào
xảy ra được, lại xảy ra.
Những điều đã tính toán rất cẩn
thận, lại xảy ra không như ý.
Bệnh tật, rủi ro, tai nạn, và sau
cùng là cái chết.
Những cái bất ngờ đến nhanh quá
khiến con người không kịp trở tay.
Làm sao ta có đủ bình tĩnh để đón
lấy mọi cái bất ngờ trong cuộc sống?
Kitô giáo
chờ đợi một bất ngờ,
vì biết bất ngờ đó thế nào cũng
đến, chỉ không biết rõ khi nào thôi.
Đó là Ngày Chúa Giêsu trở lại trái
đất này
trong tư cách là Vua xét xử cả nhân
loại.
Vào buổi đầu, nhiều Kitô hữu tưởng
là Ngài sẽ trở lại ngay lập tức.
Nhưng dần dần họ thấy rằng Giáo Hội
phải kiên nhẫn chờ đợi.
Chỉ khi chờ đợi điều chắc chắn sẽ
xảy ra, tuy không rõ khi nào,
người ta mới không bị hụt hẫng khi
biến cố xảy đến.
Giáo Hội đã chờ hai ngàn năm và hôm
nay vẫn đang chờ.
Chờ và chuẩn bị cho Ngày Quang Lâm
làm nên sức sống của Giáo Hội.
Nhưng chờ đợi lâu dài cũng có thể
làm người ta mỏi mòn.
Cuộc sống hàng ngày với nhịp điệu
bình thường, đều đặn, êm ả,
có thể cuốn hút ta vào một vòng
xoáy khó có lối ra.
Cơn hồng
thủy đã bất ngờ ập xuống vào thời ông Nôê,
khi “họ đang ăn, họ đang uống, họ
đang cưới vợ, họ đang lấy chồng.”
Dòng chảy tự nhiên ấy bị cắt đứt
đột ngột bởi cơn hồng thủy.
Khi Thiên Chúa tiêu diệt thành
Xơđôm bằng lửa bởi trời,
thì “họ đang ăn, họ đang uống, họ
đang mua, họ đang bán,
họ đang trồng, họ đang xây” (c.
28).
Cuộc sống tưởng như cứ trôi đều, ai
ngờ nó phải dừng lại.
Chuyện ăn uống, mua bán, lập gia
đình, trồng trọt, xây cất
chẳng phải là điều xấu, cần phải
tránh xa hay coi thường.
Nhưng chúng ta không để mình bị ru
ngủ
bởi cái nhịp tự nhiên và quyến rũ
của chúng.
Người Kitô hữu sống đời thường như
mọi người một cách tỉnh táo.
Tận tụy nhưng lại không bị mất hút,
hết mình nhưng lại còn chút e dè.
Sống tưng bừng giây phút hiện tại
nhưng vẫn nhớ đến điểm tới.
Hai người nằm một giường, hai phụ
nữ xay một cối (cc. 34-35),
nhưng số phận chung cuộc của họ lại
khác nhau.
Có người được đem đi, có người bị
bỏ lại.
Làm sao tôi đừng tiếc đồ đạc mà
xuống lấy hay quay trở lại nhà (c. 31)?
Làm sao tôi đừng như vợ ông Lót
quay nhìn lại và hóa thành cột muối?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét