Chúng tôi không biết
Khi
ấy, Ðức Giêsu và các môn đệ lại vào Giêrusalem. Người đang đi trong Ðền Thờ,
thì các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến cùng Người và hỏi: “Ông lấy quyền nào
mà làm các điều ấy? hay ai đã cho ông quyền đó để ông làm các điều ấy?” Ðức
Giêsu đáp: “Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi. Các ông trả lời đi, rồi tôi
sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Vậy, phép rửa của
ông Gioan là do Trời hay do người ta? Các ông trả lời cho tôi đi!” Họ bàn với
nhau: “Nếu mình nói: ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại: ‘Thế sao các ông lại
không tin ông ấy?’ Nhưng chẳng lẽ mình nói: ‘Do người ta’?” Họ sợ dân chúng, vì
ai nấy đều cho ông Gioan thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Ðức Giêsu: “Chúng
tôi không biết.” Ðức Giêsu liền bảo họ: “Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho
các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.”
Suy niệm:
“Ông lấy
quyền nào mà làm các điều ấy
hay ai đã cho ông quyền làm các
điều ấy?” (c. 28).
Ba giới chức cao nhất của Do Thái
giáo
đã đặt câu hỏi như vậy với Đức
Giêsu khi Ngài đi đi lại lại
trong Đền Thờ Giêrusalem vào những
ngày cuối đời.
Ông lấy
quyền nào mà dám đuổi những kẻ buôn bán ở đây?
Ông lấy quyền nào mà lật bàn của
những người đổi tiền,
và xô đổ ghế của những người bán bồ
câu? (c. 15).
Tất cả những người làm chuyện buôn
bán
đều nhằm phục vụ cho nhu cầu tế tự
của Đền Thờ.
Nếu không cho buôn bán ở đây thì
người dân lấy gì mà dâng cúng?
Có phải ông định phá hoại các sinh
hoạt ở Đền Thờ không?
Tại sao ông dám nói nơi Thánh này
đã trở nên hang ổ của bọn cướp ?
Các
thượng tế, kinh sư và kỳ mục muốn giết Đức Giêsu (c. 18).
Họ nghiêm chỉnh đến gặp Ngài và đòi
Ngài phải trả lời câu hỏi của họ.
Họ muốn biết người nào đã cho Đức
Giêsu quyền đó.
Đức Giêsu dùng phương pháp của các
rabbi,
trả lời một câu hỏi bằng cách đặt
ngược một câu hỏi khác.
“Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều
thôi.
Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói
cho các ông biết
tôi lấy quyền nào mà làm các điều
ấy” (c. 29).
Ngài đặt cho họ câu hỏi về nguồn
gốc của phép rửa bởi Gioan:
“Phép rửa của ông Gioan là do Thiên
Chúa hay do loài người?” (c. 30).
Câu hỏi tưởng như đơn giản này lập
tức đưa họ vào thế kẹt.
Nếu trả lời phép rửa của Gioan là
bởi Thiên Chúa
thì họ sẽ bị tố cáo vì đã không tin
vào lời giảng của Gioan.
Hơn nữa khi tin vào Gioan, họ cũng
phải tin vào Đức Giêsu,
Đấng đã được Gioan hết lòng khiêm
cung làm chứng.
Nếu trả lời phép rửa của Gioan là
bởi loài người
thì họ sẽ vấp phải sự chống đối từ
phía dân chúng,
vì họ tin Gioan là một vị ngôn sứ
đích thực.
Như thế câu hỏi của Đức Giêsu đã
đưa họ vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Câu hỏi của Ngài dồn họ vào thế
phải trả lời:
“Chúng tôi không biết.” (c. 33).
Có thật
họ không biết hay chỉ là né tránh sự thật?
Họ đã không tin Gioan, vì sợ tin
Gioan sẽ phải tin cả Giêsu nữa.
Nhưng họ lại sợ không dám nói ra
điều đó cho dân chúng biết.
Nỗi sợ bị mất uy tín, mất chỗ đứng,
khiến họ trở nên câm lặng.
Câu hỏi của Đức Giê su đòi họ trở
về với lòng mình
để tự tìm thấy câu trả lời cho câu
hỏi của họ: “Ông lấy quyền nào?”
Quyền của Đức Giêsu là quyền năng
của Thánh Thần Thiên Chúa.
Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi
thành kiến và nỗi sợ hãi
để có được sự tự do khi trao đổi
với nhau?
Làm thế nào để chúng ta không tìm
cách tránh né sự thật,
dù chấp nhận sự thật đòi chúng ta
phải thay đổi tận căn và trả giá?
Làm thế nào để chúng ta can đảm
nhận mình sai để lại bắt đầu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét