Từ Bà Đức Giêsu được sinh ra
Ðây là gia phả Ðức Giêsu Kitô,
con cháu vua Ða-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham:
Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác;
I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này; Giu-đa ăn ở
với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh
A-ram; A-ram sinh Am-mi-na-đáp; ông Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh
Xam-môn; Xam-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh
Gie-sê; Gie-sê sinh Ða-vít.
Vua Ða-vít lấy vợ ông U-ri-gia
sinh Sa-lô-môn; Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia
sinh A-xa; A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh
Út-di-gia; Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh
Khít-ki-gia; Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh
Giô-si-gia; Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời
lưu đày ở Ba-by-lon.
Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon,
Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven; Dơ-rúp-ba-ven sinh
A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do; A-do sinh Xa-đốc;
Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút; Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh
Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà
là mẹ Ðức Giêsu cũng gọi là Ðấng Ki-tô.
Như thế, tính chung lại thì: từ
tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Ða-vít, là mười bốn đời; từ vua Ða-vít đến thời lưu
đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Ðức Kitô,
cũng là mười bốn đời.
Suy niệm:
Chúng ta bước vào một giai đoạn mới để mừng lễ Giáng
Sinh,
mừng
Mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người cách trọn vẹn.
Làm người là có một gia phả.
Thánh
Matthêu đã muốn viết một gia phả dài của Đức Giêsu Kitô,
không
phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử,
nhưng
mang nặng ý nghĩa thần học.
Matthêu
muốn cho thấy Đức Giêsu là con của cụ tổ Abraham,
và
cuộc đời Ngài gắn kết với Ítraen, dân được tuyển chọn.
Ngài
cũng là Con của vua Đavít, nên Ngài có cơ sở để là Đấng Kitô.
Làm người là sống trong dòng lịch sử một dân tộc
với
tất cả những thăng trầm và biến động của nó.
Matthêu
chia lịch sử dân Do Thái làm ba thời kỳ.
Thời
kỳ chuẩn bị cho bước đầu của vương triều vua Đavít (cc. 2-6a),
thời
kỳ trị vì của các vua thuộc dòng Đavít (cc. 6b-11),
và
thời kỳ sau lưu đầy, khi vương quyền Đavít đã mai một (cc. 12-16).
Mỗi
thời kỳ mười bốn đời, nghĩa là hai lần bẩy, một con số linh thánh.
Đức
Kitô đã đằm mình trong dòng lịch sử này.
Ngài
là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (c.16-17).
Tất cả
lịch sử của dân tộc Ítraen cũng là lịch sử cứu độ.
Dòng
lịch sử cứu độ này đã lên đến tuyệt đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô.
Nơi
Ngài, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành tựu.
Trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ.
Đó là
chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha.
Trừ
Đức Maria, bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại.
Ta-ma
và Ra-kháp gốc Canaan, Rút gốc Mô-áp, vợ Urigia người Hít-tít.
Các
phụ nữ này đều có hoàn cảnh khác thường.
Ta-ma
giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giu-đa,
hầu sinh con cho nhà chồng (St 38).
Ra-kháp là một cô điếm ở Giêricô,
đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2).
Bét-sa-bê, vợ của Urigia, đã ngoại
tình và lấy vua Đavít (2Sm 11-12).
Rút đã lấy ông Bô-át là người bà
con gần, để nối dõi cho chồng (R 1-4).
Đức Giêsu đã là con cháu của các
phụ nữ khác thường này.
Ngài cũng mang trong mình chút dòng
máu của dân ngoại.
Cuộc sinh
hạ của Đức Kitô cũng khác thường.
Mátthêu diễn tả một cách tinh tế
như sau:
“Gia-cóp sinh Giuse, chồng của
bà Maria,
từ bà Đức Giêsu được sinh ra,
cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16).
Như thế Con Thiên Chúa đã có một
người mẹ để trọn vẹn là người.
Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để
được thuộc về dòng Đavít.
Làm người cần được sống trong bầu
khí gia đình để lớn lên.
Gia phả của Đức Giêsu nhắc tôi về
gia phả của chính mình.
Cũng với những bóng tối của lưu
đày, với bao bất thường và vấp ngã.
Chỉ mong trong cuộc đời tôi, gia
đình tôi, dân tộc tôi, có mặt Giêsu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét