Ngôi Lời đã thành người
Lời Chúa: Ga 1, 1-18
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì được tạo thành.
Ðiều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến,
tên là Gioan.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,
để mọi người nhờ ông mà tin.
Ông không phải là ánh sáng,
nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.
Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.
Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
Còn những ai đón nhận,
tức là những ai tin vào danh Người,
thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa.
Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta.
Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh
quang của Người,
vinh quang mà Chúa Cha ban cho
Người,
là Con Một đầy tràn ân sủng và
sự thật.
Ông Gioan làm chứng về Người,
ông tuyên bố:
“Ðây là Ðấng mà tôi đã nói:
Người đến sau tôi,
nhưng trổi hơn tôi, vì có trước
tôi.”
Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết
ơn này đến ơn khác.
Quả thế, Lề Luật đã được Thiên
Chúa ban qua ông Môsê,
còn ân sủng và sự thật, thì nhờ
Ðức Giêsu Kitô mà có.
Không ai đã thấy Thiên Chúa bao
giờ;
nhưng Con Một là Thiên Chúa
và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng
Chúa Cha,
chính Người đã tỏ cho chúng ta
biết.
Suy niệm:
Ông Soren Kierkegaard, một triết gia người Đan Mạch, kể
chuyện sau:
Một vị
vua bỗng dưng đem lòng thương cô thôn nữ nghèo.
Ông tin
rằng mình có thể dùng quyền vua để cưới cô ấy làm vợ.
Nhưng
ông lại sợ cô lấy ông chỉ vì nể phục chứ không yêu.
Như thế
tương quan giữa hai người không được trọn vẹn.
Sau khi
suy nghĩ, ông thấy chỉ có cách là thực sự từ bỏ ngai vàng,
trở
thành một anh nông dân nghèo, và bày tỏ tình yêu mình cho cô.
Vị vua
biết làm thế là liều lĩnh, vì ông có thể mất cả cô lẫn ngôi báu.
Cô có
thể chê chàng nông dân, hay chê quyết định dại dột của vị vua.
Nhưng
nhà vua vẫn dám liều, vì ông quá yêu cô thôn nữ,
và ông
muốn đây là một mối tình thực sự.
Câu chuyện cảm động trên đây đưa ta vào chuyện tình
đã xảy
ra giữa Ngôi Lời Thiên Chúa và nhân loại.
Ngôi Lời
còn cao trọng hơn vị vua kia bội phần.
Ngài là
Thiên Chúa Con Một, dựng nên vạn vật (cc. 3. 18).
Ngài là
Đấng duy nhất thấy Thiên Chúa và ở trong lòng Thiên Chúa,
nên chỉ
Ngài mới có thể bày tỏ Thiên Chúa cho nhân loại (c.18).
Ngài
tràn đầy ân sủng và sự thật, sự sống và ánh sáng (cc. 3. 14).
Tất cả
những điều ấy là quà tặng của Ngôi Lời cho con người.
Nhưng quà tặng lớn lao và bất ngờ nhất làm ta ngỡ ngàng, reo
vui,
đó là
biến cố Ngôi Lời trở nên người phàm và ở giữa chúng ta (c. 14).
Con
Thiên Chúa trở nên con của loài người và mang tên Giêsu (c. 17).
Ngài
mang khuôn mặt của ta, đứng chung một dòng tiến hóa với ta.
Ngài
dựng lều trên trái đất, một hành tinh bé xíu nhưng tuyệt vời,
vì đã
được ghi dấu chân Con Thiên Chúa.
Ông
Luther viết: “Ngài đã ăn, uống, ngủ, thức;
Ngài đã
cảm thấy chán nản, biết buồn, biết vui.
Ngài
khóc, cười, đói, khát; Ngài đổ mồ hôi; Ngài vất vả, cầu nguyện,
đến nỗi
giữa Ngài với ta không có dị biệt nào, tuyệt nhiên không,
ngoại
trừ Ngài là Thiên Chúa và Ngài vô tội.”
Khác với vị vua không muốn làm vua nữa để thành nông dân,
Ngôi Lời
khi thành người vẫn là Con Thiên Chúa dưới dạng tự hủy.
Đức
Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật.
Nếu Ngài
chỉ là một con người hay một bậc vĩ nhân,
thì Ngài
chỉ đáng ta kính trọng chứ không phụng thờ.
Nếu Ngài
chỉ là một Thiên Chúa đội lốt người, chứ không là người thật,
thì Ngài
không thể cứu độ và thần hóa con người.
Lễ Giáng
sinh là lễ hội của mọi người trên mặt đất
vì Con
Thiên Chúa đã muốn chia sẻ phận người của chúng ta.
Ngài đã
đến với thế giới này như nhà của Ngài (cc. 9. 11).
Chỉ cần
nhận biết, tin vào Ngài, đưa Ngài vào nhà (cc. 10-12)
là chúng
ta được trở nên con cái Thiên Chúa.
Hơn hai
ngàn năm đã trôi qua, Đức Giêsu vẫn đứng ngoài để chờ.
Có ai mở cửa cho Ngài không? (Kh 3,
20).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét