Nước Trời đã đến gần
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Dọc đường hãy
rao giảng rằng: ‘Nước Trời đã đến gần’. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm
cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh
em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. Ðừng sắm vàng bạc, hay
tiền đồng để giắt lưng. Ði đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi
giày hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn. Khi anh em vào bất cứ thành nào
hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó
cho đến lúc ra đi. Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu
nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không
xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em”.
Suy niệm:
Chúng ta
không rõ Thầy Giêsu đã sai các môn đệ lên đường
sau thời gian họ sống với Ngài bao
lâu.
Nhưng chúng ta biết chắc là Thầy có
sai các môn đệ.
Thầy sai họ đi để làm những việc
Ngài đã và đang làm (Mt 9, 35),
như rao giảng Tin Mừng về Nước
Trời, chữa bệnh, trừ quỷ (c. 8a).
Như thế họ trở nên những cộng sự
viên của Ngài trong cùng một sứ vụ.
Thầy Giêsu không độc quyền trong
công việc.
Ngài cũng không giữ riêng cho mình
quyền trên các thần ô uế (Mt 10,1).
Việc chia sẻ quyền và mời gọi cộng
tác đã có từ thời Thầy Giêsu,
và vẫn kéo dài trong Giáo Hội.
Lời dặn
dò của Đức Giêsu trước khi sai họ đi đã đánh động nhiều tâm hồn,
đặc biệt những vị sáng lập các dòng
tu.
Đặt mình vào bối cảnh vùng Galilê
cách đây gần hai mươi thế kỷ,
chúng ta mới hình dung được khuôn
mặt của những vị tông đồ đầu tiên.
Trước hết họ được sai đến với chính
đồng hương của họ,
“những chiên lạc nhà Israel”,
vất vưởng không người chăn dắt (Mt 9, 36).
Loan báo Tin Mừng là lên đường,
đường đất đá hay đường núi đồi,
và đi bằng đôi chân của mình, không
giày dép.
Những bước chân nhẹ nhàng vì hành
trang chẳng có gì.
Thắt lưng chẳng mang tiền vàng,
bạc, đồng, để dùng khi hữu sự.
Cả những điều một người lữ hành
thường có cũng không:
một bao bị, một cái áo dự phòng,
một cái gậy để chống khi đi đường xa.
Người tông đồ được đặt ở trong tình
trạng bấp bênh, không chỗ dựa.
Chỗ dựa duy nhất của họ là lòng tốt
của Thiên Chúa,
được thể hiện qua lòng tốt của
người đón nghe Tin Mừng.
Chuyện ăn, chuyện ở, họ đều phải
tin tưởng phó thác (cc. 10b. 11).
Hành
trang nhẹ nhàng, tâm hồn nhẹ nhàng,
nên các tông đồ cũng thi hành sứ vụ
một cách nhẹ nhàng, thanh thoát.
Họ làm mọi sự mà chẳng đòi hỏi gì
(c. 8b).
Vừa rao giảng Tin Mừng rằng Nước
Trời đã đến rồi,
vừa minh chứng Tin Mừng ấy bằng bao
niềm vui đem đến cho người khác.
Bệnh nhân được khỏi, người chết
sống lại, người phong được sạch,
và nhất là ma quỷ không còn chỗ cư
ngụ trong lòng con người (c. 8a).
Bình an là lời chúc trên môi dành
cho mọi căn nhà họ đến ở (c. 12).
Rõ ràng hành trình truyền giáo là
một kinh nghiệm đầy ắp niềm vui hứng khởi,
cho đoàn chiên và cho chính các
tông đồ.
Nếu Thầy
Giêsu dặn dò các tông đồ hôm nay, Ngài sẽ nói gì?
Ngài sẽ bảo chúng ta đừng mang gì
và nên làm gì cho con người hôm nay?
Chắc Ngài cũng sẽ khuyên hãy nhẹ
nhàng hơn, phó thác hơn, vô vị lợi hơn.
Thế giới hôm nay vẫn yếu đau và bị
ám như cách đây hai ngàn năm.
Thế giới hôm nay vẫn chờ một Tin
Vui, một lời chúc Bình an.
Chúng ta vẫn được mời gọi để làm
điều Ngài và các môn đệ đã làm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét