LÀM CỚ SA NGÃ
Lời Chúa: Mc 9, 38-43.45.47-48
Hôm ấy, ông Gioan nói với Ðức Giêsu: “Thưa
Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn
cản, vì người ấy không theo chúng ta”. Ðức Giêsu bảo: “Ðừng ngăn cản người ta,
vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu
về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Ðấng
Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa
ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.
Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt
một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải
vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà
cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả
ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được
vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi
bọ không hề chết và lửa không hề tắt”.
Suy niệm:
Chúng ta sống trong một thế
giới có nhiều gương xấu.
Gương xấu
lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông,
tạo nên
một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi.
Ngay trong
Hội Thánh cũng có kẻ gây gương xấu,
khiến cho
đức tin một số người gặp khủng hoảng.
Ðức Giêsu
tỏ thái độ không khoan nhượng đối với kẻ này:
“... thà
buộc cối đá lớn vào cổ nó
mà ném
xuống biển còn hơn”.
Có thể
chúng ta đã ít nhiều gây gương xấu.
Cha mẹ làm
ăn bất chính khiến con cái mất niềm tin.
Nhà tu
hành mê say vật chất khiến tín hữu thất vọng.
Những phe
phái chia rẽ khiến giới trẻ nghi ngờ tình yêu.
Có biết
bao duyên cớ đẩy đưa một người sa ngã.
Nhiều khi
chúng ta, vì vô tình hay thiếu khôn ngoan,
không biết
hạn chế tự do của mình,
nên đã làm
tổn thương lương tâm của những người yếu đuối.
Tôi có thể gây dịp tội
khiến anh em tôi sa ngã,
nhưng
chính thân xác tôi lại có thể là dịp tội cho tôi.
Ðức Giêsu
đòi ta chặt tay, chặt chân, móc mắt,
nếu những
bộ phận đó làm ta phạm tội.
Hội Thánh
không bao giờ hiểu đòi hỏi này theo nghĩa đen
(nếu thế
thì khó mà có một Kitô hữu lành lặn!)
Nhưng
chúng ta lại không được coi thường
tính chất
mạnh mẽ và quyết liệt của đòi buộc này.
Chẳng ai
trong chúng ta ngạc nhiên
nếu thấy
có người dám chịu cắt bỏ một phần thân thể
hầu cứu
lấy sinh mạng của mình.
Người khôn
là người dám từ bỏ một điều quý
để giữ lại
một điều quý hơn.
Chỉ ai coi
cuộc sống vĩnh cửu là điều quý nhất,
người ấy
mới dám hy sinh mắt và tay chân,
những gì
vốn là tốt, nhưng nay lại thành vật cản trở.
Có bao điều thiết thân, gắn
liền với đời ta,
nhưng nay
đã trở thành vật cản trở.
Cả những
điều ấy, ta cũng phải cắt đứt, đoạn tuyệt.
Chấp nhận
đoạn tuyệt là chấp nhận đớn đau.
Bỏ một tật
xấu, một thói quen, một kế hoạch
có khi còn
đau hơn móc mắt hay chặt tay.
Nếu chúng
ta can đảm thắng vượt nỗi đau,
chúng ta
sẽ được tự do thanh thoát.
Nếu cần
một cuộc giải phẫu để cứu lấy thân xác
thì cũng
cần nhiều cuộc giải phẫu cho linh hồn.
Giải phẫu
không phải chỉ là cắt bỏ,
mà còn là
thay thế:
thay ước muốn
nơi trái tim, thay lối nghĩ nơi bộ óc,
thay cái
nhìn nơi đôi mắt, thay cách hành động nơi tay.
Ðức Giêsu đưa ra những đòi
hỏi tận căn.
Ðể vươn
tới Tuyệt Ðối thì cần hy sinh cái tương đối.
Ước gì
chúng ta ra khỏi thái độ lấp lửng, nửa vời,
và dứt
khoát chọn Thiên Chúa là Tuyệt Ðối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét